Thuốc Agifuros 40mg là gì? Giá thuốc bao nhiêu, mua ở đâu?

0
3028
mua thuoc agifuros o dau
4.2/5 - (5 bình chọn)

Thuốc Agifuros 40mg Furosemid là thuốc gì? Công dụng liều dùng cách dùng thuốc ra sao?Tại bài viết này, Nhà Thuốc Hồng Đức Online cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Agifuros. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thực phẩm chức năng mọi người tin dùng.

Thuốc Agifuros là thuốc gì?

  • Thuốc Agifuros được sản xuất bởi công ty Cổ phần dược phẩm Agimexpharm tại Việt Nam dưới dạng viên nén.
  • Thuốc có tác dụng lợi tiểu và được chỉ định sử dụng cho một số trường hợp bệnh lý như thận hư, thận yếu, tăng huyết áp, suy tim, suy thận cấp và mãn tính, xơ gan, phù phổi.

Xem thêm các bài viết liên quan đến đường tiết liệu: Bệnh Đường Tiết Liệu

Thông tin thuốc Agifuros

gia thuoc agifuros bao nhieu
gia thuoc agifuros bao nhieu
  • Dược chất chính: Furosemide
  • Hàm lượng: 40mg
  • Loại thuốc: Thuốc lợi tiểu quai
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 10 vỉ 25 viên nén
  • Xuất xứ thương hiệu: Việt Nam
  • Nhà sản xuất: Agimexpharm

Chỉ định thuốc Agifuros

  • Suy thận cấp hoặc mạn tính
  • Thận ứ nước, thiểu niệu hoặc vô niệu
  • Phù nề do các vấn đề về tim, gan, phổi
  • Trong một số trường hợp, thuốc Agifuros còn được chỉ định để thải độc cơ thể khi bị ngộ độc

Chống chỉ định thuốc Agifuros

  • Không dùng thuốc Agifuros cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Những người bị tình trạng tiền hôn mê do bệnh xơ gan, suy thận do ngộ độc các chất độc trong gan và thận đều không được sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ thuốc Agifuros

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Có thể làm rối loạn thị giác
  • Giảm thính lực, ù tai
  • Cơ bị co thắt, đau cơ
  • Hạ huyết áp
  • Tổn thương gan

Lưu ý khi điều trị bệnh bằng thuốc Agifuros

  • Luôn kiểm tra ion đồ của cơ thể đều đặn khi sử dụng thuốc Agifuros.
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai ở 6 tháng đầu.
  • Người cao tuổi và bệnh nhân tiểu đường cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc Agifuros.
  • Những người bị rối loạn chuyển hóa uric máu, phì đại tuyến tiền liệt, xơ gan cũng phải thận trọng khi dùng thuốc.
  • Không dùng chất kích thích, bia rượu trong quá trình uống thuốc Agifuros.
  • Khi mua thuốc, người bệnh cần chú ý đến nhãn mác, bao bì để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Phụ nữ có thai: Thiazid, các thuốc lợi tiểu dẫn chất thiazid và các thuốc lợi tiểu quai đều qua hàng rào nhau thai vào thai nhi và gây rối loạn nước và chất điện giải cho thai nhi
  • Bà mẹ cho con bú: Dùng furosemid trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế tiết sữa. Trường hợp này nên ngừng cho con bú.

Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc Domitazol: Công dụng và cách dùng

Liều dùng đối với thuốc Agifuros dạng viên nang

mua thuoc agifuros o dau
mua thuoc agifuros o dau
  • Điều trị phù ở người lớn: Dùng 80mg/lần, sau 6 – 8 giờ, sau đó có thể dùng thêm một liều thuốc Agifuros nữa.
  • Đối với trẻ em: Liều lượng thuốc sẽ theo cân nặng của cơ thể trẻ nhỏ, cụ thể là 2mg/kg/lần uống. Đặc biệt là không được dùng quá 6mg/kg.
  • Chữa tăng huyết áp ở người lớn: Liều thuốc Agifuros thường dùng là 80mg/ngày chia thành 2 lần uống.

Liều lượng đối với thuốc Agifuros dạng tiêm

  • Đối với người lớn: Ban đầu dùng 1 – 2 ống tiêm IV hoặc IM. Có thể lặp lại nếu cần thiết nhưng phải cách nhau trên 2 giờ.
  • Trị thiểu niệu do suy thận cấp hoặc mạn tính: Dùng 12 ống thuốc Agifuros pha với 25ml dung dịch, truyền với lưu lượng 4mg/phút trong vòng 1 giờ.
  • Liều tiêm đối với trẻ em: 0.5 – 1 mg/kg, tiêm IM hoặc IV.

Làm gì khi dùng quá liều?

  • Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Làm gì khi quên 1 liều?

  • Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
  • Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc Xatral XL 10mg (30 viên): Điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Tương tác thuốc

  • Cephalothin, cephaloridin vì tăng độc tính cho thận.
  • Muối lithi làm tăng nồng độ lithi/ huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được lithi huyết chặt chẽ.
  • Aminoglycozid làm tăng độc tính cho tai và thận
  • Glycozid tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.
  • Thuốc chống viêm không steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu.
  • Corticosteroid làm tăng thải K+.
  • Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh liều.
  • Thuốc giãn cơ không khử cực làm tăng tác dụng giãn cơ.
  • Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông.
  • Cisplatin làm tăng độc tính thính giác. Nên tránh.
  • Các thuốc hạ huyết áp làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều.
  • Ðặc biệt khi phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.

Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về thuốc Agifuros liên quan đến tác dụng của thuốc Agifuros và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thuốc để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Chúng tôi không bán dược phẩm.

Bác sĩ: Võ Mộng Thoa

Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here